Thông báo V/v lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Tuyên truyền tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 qua ứng dụng VneID
Căn cứ Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐBSHP ngày 05/5/2025 của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Công văn số 3883/VPCP-PL ngày 06/5/2025 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Công văn số 2441/BTP-PLHSHC ngày 06/5/2025 của Bộ Tư pháp hướng dẫn tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Công văn số 1927/UBND-NCKSTTHC ngày 07/5/2025 của UBND tỉnh về triển khai Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐBSHP ngày 05/5/2025 của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Công văn số 714/STP-VBTHPL ngày 07/5/2025 của Sở Tư pháp về việc đề nghị triển khai lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Đối tượng lấy ý kiến: Các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn xã Đa Mi
Nội dung lấy ý kiến: Lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về toàn bộ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, bao gồm bố cục, nội dung và kỹ thuật trình bày.
Hình thức tổ chức lấy ý kiến: Các cá nhân có thể góp ý kiến trực tiếp trên ứng dụng VNeID, Cổng Thông tin điện tử Quốc hội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ hoặc gửi ý kiến bằng văn bản gửi đến các cơ quan có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của Nhân dân.
Khi sử dụng ứng dụng định danh điện tử rút ngắn thời gian lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến Nhân dân về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp. Tạo điều kiện thuận lợi, đa dạng và dễ tiếp cận cho người dân trong việc nêu ý kiến, góp phần phản ánh trung thực nguyện vọng, mong muốn và sang kiến của Nhân dân đối với dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.
Đồng thời, nhằm đảm bảo tính dân chủ và minh bạch, Quốc hội đã triển khai rộng rãi việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013. Nội dung sửa đổi tập trung vào việc tinh gọn bộ máy nhà nước, cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Tăng cường vai trò của nhân dân, đảm bảo quyền làm chủ, nâng cao chất lượng giám sát và phản biện xã hội. Đổi mới quản lý địa phương, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
Dự thảo Nghị quyết dự kiến sửa đổi 8 điều gồm Điều 9, 10 (thuộc Chương 1 về chế độ chính trị), Điều 84 (thuộc Chương V về Quốc hội); các Điều 110, 111, 112, 114, 115 (thuộc Chương 9 về chính quyền địa phương bao gồm những nội dung quan trọng như tổ chức lại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, điều chỉnh mô hình chính quyền địa phương từ 03 cấp (tỉnh, huyện, xã) sang 02 cấp (tỉnh, xã) và xác định rõ vai trò của Công đoàn Việt Nam trong quan hệ lao động.
Việc sửa đổi Hiến pháp giúp các cấp chính quyền giảm bớt thủ tục hành chính, nâng cao tính chuyên nghiệp, đảm bảo thống nhất trong hoạt động. Nâng cao hiệu quả quyền giám sát và phản biện xã hội của nhân dân, giúp nhân dân tham gia sâu hơn vào quá trình quản lý nhà nước. Đồng thời, dự thảo Nghị quyết còn áp dụng cơ chế chuyển tiếp để đảm bảo quá trình sắp xếp lại bộ máy nhà nước diễn ra đồng bộ, không gây gián đoạn đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức.
Các bước thực hiện góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trên ứng dụng VNeID như sau:
Bước 1: Truy cập ứng dụng VNeID và đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Bước 2: Tại trang chủ, nhấn chọn tiện ích: “Lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên VNeID”.
Bước 3: Nhấn chọn tài liệu “Hiến pháp nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013”.
Bước 4: Nhấn chọn “Đọc” để xem chi tiết những thay đổi trong Hiến pháp.
Bước 5: Tại màn hình nội dung Hiến pháp, người dân có thể đọc, tham gia góp ý hoặc chọn sửa đổi, bổ sung các Điều, khoản khác.
Bước 6:
- Nếu người dân chọn “Không tán thành”, cần phải nhập nội dung góp ý phía dưới.
- Nếu chọn “Tán thành” và nhấn “Gửi”, hệ thống sẽ hiển thị thông báo xác nhận đã gửi góp ý.
Bước 7: Nhập chức vụ/học vị và nhấn “Gửi” để hoàn thành góp ý.